Ngành cơ khí Việt Nam Cơ hội từ hội nhập

  • 17 April 2024

Trong những năm gần đây, các DN cơ khí đã có nhiều đổi mới, đầu tư phát triển năng lực công nghệ, thiết bị và từng bước nâng cao năng lực thiết kế, trình độ quản lý, điều hành… Tuy nhiên, ngành cơ khí VN cũng đang gặp không ít khó khăn.

The Impact of Laser Fiber Cutting Machines
The Rise of Laser Fiber Cutting Machines
Metal Laser Tube Cutting Machine for Shipbuilding Industry for Sale in India
Laser Cutting Machine for Automobile Industry for Sale in India
SL-6kw Cover Fiber Laser Cutting Machine Sale in India
Làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm khí cắt laser?
Nghiên cứu tốc độ và độ dày cắt kim loại bằng máy cắt Laser Fiber
Cách chọn máy cắt Laser Fiber phù hợp cho doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Văn Thụ – Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí VN (VAMI) cho biết, đến nay hệ thống chính sách để phát triển ngành cơ khí đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số cơ chế chính sách được triển khai có kết quả tốt như cơ chế 797/400 về chế tạo thiết bị cơ khí thủy công. Nhiều chính sách gặp khó khăn trong quá trình triển khai như các chỉ thị 494/CT-TTg và 734/CT-TTg về công tác đấu thầu, quyết định 1791/QĐ – TTg về nội địa hóa 11 hạng mục thiết bị nhà máy nhiệt điện khó triển khai vì chủ đầu tư thiếu vốn hoặc chưa tin tưởng vào các nhà thầu trong nước, hơn nữa các cơ quan quản lý thiếu kiểm tra quyết liệt trong quá trình thực thi của chủ đầu tư.

Xem thêm về dòng may cat plasma cnc mini tại đây

Ông Thụ cho rằng, môi trường hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang lại cho ngành cơ khí những cơ hội phát triển, mở ra khả năng lựa chọn công nghệ, sản phẩm. Ngành cơ khí có điều kiện tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để đi tắt, đón đầu trong một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngành cơ khí VN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vốn đầu tư, bởi đây là điều kiện tiên quyết để có thể có được nguồn vốn đầu tư trang, thiết bị tiên tiến nếu muốn làm ra những sản phẩm có chất lượng cao. Các chuyên gia cũng cho rằng, các dự án lớn thường rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài nên thị trường nội địa bị co hẹp lại…
Để ngành cơ khí tạo sức bật mới trong phát triển bền vững, bên cạnh việc đẩy mạnh liên doanh, liên kết, các DN cơ khí phải tìm cách tiếp cận thị trường thế giới bằng việc trở thành nơi cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Muốn làm được như vậy thì phải biết kết hợp với các nhà tổng thầu nước ngoài cũng như các hãng có tên tuổi để trở thành một mắt xích tham gia các chuỗi cung ứng thiết bị toàn cầu; Thực hiện bằng được các chương trình quản lý chất lượng của châu Âu, Mỹ, Nhật… Và như vậy phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của lãnh đạo và cán bộ quản lý DN. “Tập trung lựa chọn các sản phẩm ưu tiên, tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư, nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo, … để sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng sẽ là những giải pháp quan trọng, góp phần vào sự phát triển của ngành cơ khí”- ông Thụ nhấn mạnh.

10 năm trở lại đây, tình hình sản xuất, XNK sản phẩm cơ khí đã có những đột phá. Nếu như năm 1995, tổng giá trị toàn ngành cơ khí mới đạt 46.476 tỷ đồng, thì năm 2005, con số này là 201.859 tỷ và năm 2012 là 699.570 tỷ đồng. Năm 2013, tổng giá trị toàn ngành cơ khí đạt khoảng 772.216 tỷ đồng.
Các DN cơ khí đã phối hợp với nhau trong cung ứng và hợp tác thực hiện các dự án có khối lượng lớn. Nhiều hợp đồng sản xuất kinh doanh và hợp tác đã được triển khai như, các DN quốc phòng Z17, Z25, Z179… đã liên kết cung cấp các loại bánh răng, chi tiết sản phẩm gia công kim loại cho các DN cơ khí như Vinaxuki, Cty Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam (SVEAM)…; SVEAM từ nhiều năm nay đã đặt hàng các chi tiết, sản phẩm từ 25 DN để sản xuất, chế tạo các sản phẩm, thiết bị phục vụ thị trường trong nước và xuất ra thị trường nước ngoài; Cty Vinalift đã cung cấp nhiều thiết bị cầu trục cho các DN như TCty Sông Thu, Cty 198, TCty CN tàu thủy Nam Triệu, Sông Cấm…; Cty Quy chế Từ Sơn hợp tác với Cty CP Lisemco xây lắp cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn…